THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN MÔ TÔ NƯỚC TRÊN BIỂN
Hiện có mặt ở hầu khắp các bãi biển Việt Nam, các trò chơi mạo hiểm như dù bay, lặn biển,… có chi phí khá đắt đỏ nhưng mang lại cảm giác thực sự khác biệt cho du khách. Một trong số đó môn mô tô nước trên biển là môn được du khách ưa chuộng nhất. Đây là trò chơi hấp dẫn dành cho người mê tốc độ. Bạn sẽ chẳng thể quên cảm giác thích thú tột bậc khi lướt như bay trên những con sóng bạc đầu. Vì đây là một môn rất được nhiều người yêu thích nên nhiều nhà đầu tư tiềm năng muốn kinh doanh dịch vụ này. Nhưng để thành lập được công ty kinh doanh môn mô tô nước trên biển thì phải cần những thủ tục gì? Trong bài viết dưới đây, HTDNV Group sẽ giúp các bạn tìm hiểu về những thủ tục này nhé!
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao số 26/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
- Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
- Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, có hiệu lực từ ngày 14 tháng 6 năm 2019.
- Thông tư số 17/2018/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Mô tô nước trên biển, có hiệu lực từ ngày 29 tháng 4 năm 2018.
2. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao môn mô tô nước trên biển
a) Cơ sở vật chất
Vùng hoạt động mô tô nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được xác định bằng hệ thống phao neo, cờ định vị;
- Phao neo, cờ định vị có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát; khoảng cách giữa các phao neo, cờ định vị nhiều nhất là 50m. Phao neo hình cầu; đường kính ít nhất là 30cm; chất liệu được sử dụng làm phao neo phải là các chất liệu không gây ô nhiễm môi trường. Cờ định vị hình chữ nhật, có kích thước 25cm x 30cm;
- Có độ sâu ít nhất là 2m, không có đá ngầm, rạn san hô, công trình trên biển, khu vực bãi tắm hoặc chướng ngại vật khác;
- Khoảng cách từ mép nước của bờ biển đến giới hạn ngoài của vùng hoạt động nhiều nhất là 650m và đến giới hạn trong của vùng hoạt động ít nhất là 60m
- Khoảng cách giữa cửa ra, cửa vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện ít nhất là 250m. Cửa ra, cửa vào của bến bãi neo đậu phương tiện phải có chiều rộng ít nhất là 06m.
- Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu và các thiết bị sơ cứu, cấp cứu ban đầu khác phù hợp với yêu cầu tập luyện, biểu diễn, thi đấu môn Mô tô nước trên biển.
- Có bảng nội quy được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực xuất phát, cửa ra, cửa vào của bến bãi neo đậu.
- Bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện; đối tượng không được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; trang phục tập luyện, thi đấu, biểu diễn; biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện, biểu diễn và thi đấu; không được điều khiển các phương tiện ra khỏi vùng hoạt động được xác định bằng phao neo, cờ định vị và các quy định khác.
b) Trang thiết bị
- Động cơ của mô tô nước phải có công suất tính bằng sức ngựa, phù hợp với thiết kế kỹ thuật của phương tiện.
- Mô tô nước khi đưa vào hoạt động phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thông tin liên lạc và cứu hộ
Hệ thống thông tin bảo đảm yêu cầu liên lạc từ bộ phận điều hành và cứu hộ đến các vùng hoạt động mô tô nước;
Trạm quan sát bảo đảm quan sát được toàn bộ vùng hoạt động mô tô nước;
Có ca nô cứu hộ; có ít nhất là 05 phao cứu sinh trên một ca nô cứu hộ;
Bảo đảm mỗi người có ít nhất 01 áo phao.
c) Có xuồng máy cứu sinh.
d) Mật độ hướng dẫn tập luyện: Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 01 người trong một lần tập.
e) Điều kiện riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm:
- Hộ kinh doanh và các tổ chức khác muốn kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
f) Nhân viên chuyên môn, bao gồm:
- Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Nhân viên cứu hộ;
- Nhân viên y tế thường trực hoặc văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết.
3. Kinh doanh mô tô nước trên biển cần đăng ký kinh doanh những giấy tờ nào?
3.1 Đăng ký hộ kinh doanh.
- Bước 1: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
- Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
- Bước 2. Nộp hồ sơ
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, bạn có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:
Cách 1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Cách 2. Nộp online qua trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
Tuy nhiên, không phải ở tỉnh nào khách hàng cũng có thể nộp hồ sơ theo cả 2 cách, ví dụ như ở Hà Nội, chỉ nhận nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh qua mạng. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ cách thức nộp hồ sơ phù hợp để tránh mất thời gian.
Bước 3. Kết quả
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Khi đó, hộ kinh doanh tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.
3.2 Trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp chuẩn bị các thông tin như sau:
a) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên (MTV)
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên;
- Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu là cá nhân và người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
b) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên, của người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
c) Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;
- Điều lệ công ty cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
d) Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Tiếp theo, bạn mang hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thường sẽ là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố.
- Đối tượng đi nộp hồ sơ: với việc nộp hồ sơ thì luật có quy định phải là chủ sở hữu doanh nghiệp,hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp trực tiếp nếu trường hợp người nộp là người khác thì phải được chủ sở hữu doanh nghiệp,hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho đi nộp. Đối với người được ủy quyền thì phải mang theo giấy ủy quyền hợp lệ và giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân.
e) Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Sau khi nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Nều như hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu hay không đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa và bổ sung kịp thời.
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
f) Các bước cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh
4. Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
a) Hồ sơ chuẩn bị
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;
- Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;
- Bảng thống kê các phương tiện PCCC;
- Phương án chữa cháy.
b) Cơ quan cấp
- Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
- Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.
c) Thời gian giải quyết
Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 - 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
5. Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mô tô nước trên biển
Tên giấy tờ | Số lượng |
| Bản chính |
| Bản sao |
| Bản chính |
a) Cơ quan cấp:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
b) Thời gian: 07 ngày làm việc
c) Lệ phí Nhà Nước: 1.000.000đ
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Xin giấy phép kinh doanh mô tô nước trên biển". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễ phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.
👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành
👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Các bài viết liên quan:
Dịch vụ hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke trọn gói, giá rẻ
Thủ tục đăng ký kinh doanh hát với nhau quy mô nhỏ trọn gói, giá rẻ uy tín tại TP HCM và cả nước
Dịch vụ trọn gói xin giấy phép kinh doanh môn Billiards snooker. Hướng dẫn chi tiết các thủ tục
Kinh doanh bán lẻ xăng dầu cần những loại giấy tờ gì? Điều kiện, hồ sơ thủ tục uy tín, trọn gói