• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

Trong kinh doanh để các sản phẩm được khách hàng biết đến và đến được tay người tiêu dùng thì quảng cáo giữ một vai trò rất quan trọng. Theo quy định của Luật Quảng cáo, quảng cáo thực phẩm là hình thức bắt buộc phải xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo trước khi tiến hành quảng cáo. Theo dõi bài viết của HTDNV Group để biết về nội dung đăng ký quảng cáo, hồ sơ, điều kiện, hình thức và quy trình

1. Căn cứ pháp lý
  • Luật số 55/2010/QH12 của Quốc hội: Luật an toàn thực phẩm
  • Luật số 16/2012/QH13 của Quốc hội: Luật quảng cáo
  • Nghị định 181/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 100/2014/NĐ-CP
  • Thông tư 09/2015/TT-BYT
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL
  • Thông tư 67/2021/TT-BTC
2. Điều kiện thực hiện đăng ký nội dung quảng cáo

2.1 Theo các quy định của pháp luật về quảng cáo:

  • Có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân phải có tài liệu chứng minh được cá nhân đó đồng ý hoặc được pháp luật cho phép;
  • Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự phải có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013, quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ – CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng Cáo.
  • Quảng cáo có sử dụng logo, thương hiệu, nhãn hiệu, các thông tin về bảo hộ độc quyền sáng chế phải có tài liệu, văn bằng bảo hộ, chứng nhận … chứng minh cho thông tin quảng cáo theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Nội dung bắt buộc phải có trong quảng cáo (Nghị định số 181/2013/NĐ-CP):

Tên thực phẩm;

Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có)

Tên và địa chỉ của tổ chức/ cá nhân chịu trách nhiệm về thực phẩm; Nội dung không được phép có trong quảng cáo

Không vi phạm các hành vi cấm trong quảng cáo quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo 16/2012/QH13;

Không quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc;

2.2 Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

  • Không thuộc sản phẩm cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo
  • Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.
  • Sản phẩm đăng ký nội dung quảng cáo phải có Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm, Bản công bố sản phẩm, Nhãn sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
  • Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
  • Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh;
  • Đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

2.3 Theo quy định tại Nghị định số 100/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo:

  • Cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi;
  • Cấm quảng cáo bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức; sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.
  • Cấm có nội dung sau đây:

Tranh ảnh, lời văn hoặc các hình thức khác nhằm khuyến khích việc cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;

So sánh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ;

Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.

 

  • Quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";

Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”; phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 100/2014/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật về quảng cáo và an toàn thực phẩm.

3. Hồ sơ thực hiện đăng ký nội dung quảng cáo
  • Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
  • Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm còn hiệu lực đối với các sản phẩm sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực.
  • Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
  • Các tài liệu chứng minh cho thông tin quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân;
  • Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự  thì phải bổ sung tài liệu chứng minh cho thông tin quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 10/2013/TT-BNHTTDL.
4. Quy trình thủ tục thực hiện và quy trình đăng ký nội dung quảng cáo đối với sản phẩm

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến Cục an toàn thực phẩm;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục an toàn thực phẩm có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Thời hạn này được tính từ ngày đóng dấu đến của Cục an toàn thực phẩm nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Cục an toàn thực phẩm phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Cục an toàn thực phẩm hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

7. Dịch vụ xin Giấy chứng nhận nội dung quảng cáo tại HTDNV Group

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn giấy tờ pháp lý cho doanh nghiệp, dịch vụ về giấy phép đầu tư trong đó có thủ tục gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư được HTDNV Group hỗ trợ thủ tục một cách nhanh chóng và đơn giản. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

Đại diện cho doanh nghiệp tiến hành các thủ tục gia hạn tại cơ quan đăng ký đầu tư;

Tư vấn và soạn thảo hồ sơ thay đổi phù hợp với yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật về đầu tư;

Hoàn thiện hồ sơ cho quý khách hàng;

Giải trình với cơ quan cấp phép đầu tư, nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và trao lại tận tay cho quý khách hàng;

Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;

Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư tại Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ bài viết về gia hạn vốn góp đầu tư. "HTDNV Group có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi và liên hệ với đội ngũ Hành Trình Doanh Nghiệp Việt của chúng tôi thông qua website: www.htdnv.vn ".

Trên đây là những nội dung cơ bản về "Đăng ký nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi"Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp  HTDNV GROUP  để được hỗ trợ tư vấn miễ phí.

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:

👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.

👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành

👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.


Bài viết liên quan:

social