Nông sản là một trong những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người. Việt Nam được biết đến là đất nước có nền nông nghiệp lâu đời và có tiềm năng lớn trong sản xuất nông sản. Trong giai đoạn toàn cầu hóa, việc giao lưu, mua bán giữa các quốc gia ngày càng được thúc đẩy mạnh. Trước xu thế đó đã có rất nhiều công ty kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu nông sản ra đời. Hiện nay, gạo là một loại lương thực rất quan trọng trong đời sống con người từ trong nước đến quốc tế. Vậy thì để thành lập công ty có vốn nước ngoài xuất khẩu gạo thì cần thực hiện thủ tục gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của HTDNV Group để tìm hiểu chi tiết về thủ tục này để trả lời cho câu hỏi Công ty có vốn nước ngoài theo diện góp vốn có được xuất khẩu hàng nông sản không?
Cơ sở pháp lý |
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;
- Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
- Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT;
- Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
1. Kinh doanh gạo xuất khẩu là gì? |
Kinh doanh xuất khẩu gạo quốc tế là hoạt động thương mại liên quan đến việc bán và vận chuyển gạo từ quốc gia sản xuất (xuất khẩu) sang các quốc gia khác (nhập khẩu).
2. Đăng ký mã HS xuất khẩu gạo |
Theo quy định, mã HS của gạo xuất khẩu thuộc chương 10 - ngũ cốc (nhóm 1006), chi tiết từng loại như sau:
Mã HS | Mô tả hàng hóa |
1006 | Lúa gạo |
100610 | Thóc |
100620 | Gạo lứt |
10063040 | Gạo Hom Mali (SEN) |
10063030 | Gạo nếp (SEN) |
10063050 | Gạo Basmati (SEN) |
10063060 | Gạo Malys (SEN) |
10063070 | Gạo thơm khác (SEN) |
10063091 | Gạo đồ |
100630 | Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed) |
10064010 | Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi (SEN) |
10064090 | Loại khác (SEN) |
3. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo |
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định: Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 - 133: 2013/BNNPTNT);
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 - 134: 2013/BNNPTNT);
Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
4. Thủ tục đăng ký kinh doanh gạo |
4.1 Thành lập hộ kinh doanh
a) Hồ sơ cần chuẩn bị
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 TT 02.2023 BKHDT).docx);
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
b) Cơ quan cấp
- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp quận/huyện
c) Thời gian nộp
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.2 Thành lập doanh nghiệp
a) Hồ sơ cần chuẩn bị
- Điều lệ công ty;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).
b) Cơ quan nộp: Sở KH&ĐT
c) Thời gian nộp
Trong vòng 3-5 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.
d) Lệ phí
- Phí: 100.000 Đồng
- Lệ phí: 50.000 Đồng
5. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo |
a) Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Bản sao công chứng 1 trong 3 loại giấy chứng nhận:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Bản sao công chứng 1 trong 2 loại giấy tờ:
- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (nếu cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu phải thuê kho);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (nếu cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu là chủ sở hữu kho).
b) Nộp hồ sơ
- Bộ Công thương sẽ tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo cho cơ sở kinh doanh.
c) Thời gian xử lý hồ sơ
- Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Trong vòng 7 ngày làm việc, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công thương sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có thời hạn là 5 năm, kể từ ngày cấp. Để tiếp tục kinh doanh, bạn cần thực hiện thủ tục cấp lại chứng nhận trong vòng 30 ngày trước ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực.
6. Thủ tục xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu |
a) Hồ sơ cần chuẩn bị
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu;
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu đối với trường hợp tái xuất khẩu (bản điện tử/bản chính).
b) Nộp hồ sơ
Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
c) Thời gian xử lý hồ sơ
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu lô gạo đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;
- Nếu kéo dài hơn 24 giờ vì yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do;
- Trường hợp phát hiện lô gạo không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ từ chối cấp chứng nhận và thông báo cụ thể cho cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu.
7. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch gạo xuất khẩu |
a) Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch (mẫu số 12);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập.
b) Nộp hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch.
c) Thời gian xử lý hồ sơ
- Trong vòng 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ không hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho cơ sở kinh doanh gạo xuất khẩu nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
- Trong vòng 20 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đã đóng đủ các khoản phí theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận mã số, mã vạch.
Lưu ý:
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký mã số, mã vạch không quá 3 năm kể từ ngày cấp.
8. Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm |
a) Hồ sơ công bố sản phẩm gạo xuất khẩu nước ngoài
- Bản tự công bố sản phẩm gạo (mẫu số 1);
- Giấy chứng đăng ký kinh doanh;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của gạo xuất khẩu (*);
- Ảnh chụp hình ảnh, nhãn gốc của loại gạo cần công bố;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
Lưu ý: Phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP của gạo xuất khẩu phải:
- Đảm bảo hiệu lực trong thời hạn 12 tháng;
- Cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành.
Tất cả tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt, nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng.
b) Trình tự thủ tục tự công bố sản phẩm gạo
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ tự công bố theo hướng dẫn phía trên;
Bước 2: Đăng tải hồ sơ lên địa chỉ của mình và của cơ quan tiếp nhận:
- Phương tiện thông tin đại chúng/trang thông điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở chính của cơ sở kinh doanh gạo;
- Công bố trên hệ thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
Nếu chưa có hệ thống thông tin dữ liệu về ATTP, cơ sở kinh doanh gạo nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được chỉ định bởi UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để:
- Thực hiện lưu trữ hồ sơ;
- Đăng tải tên cơ sở kinh doanh, các sản phẩm gạo tự công bố lên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Bước 3: Nhận kết quả
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm gạo xuất khẩu, cơ sở được quyền sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính an toàn của các loại gạo đó.
9. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu |
a) Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu
- 2 bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- 5 mẫu nhãn hiệu gạo cần bảo hộ (*);
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
- Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu).
Lưu ý: Mẫu nhãn hiệu gạo cần bảo hộ phải thỏa các yêu cầu:
- Kích thước lớn hơn 2 x 2cm, không to quá 8 x 8cm;
- Nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu.
Trường hợp nhãn hiệu gạo cần đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì phải bổ sung các tài liệu, giấy tờ theo quy định pháp luật.
b) Nộp hồ sơ
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu.
c) Thời gian xử lý hồ sơ
Quy trình thẩm định và giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT được quy định như sau:
- Thời gian thẩm định hình thức: 1 tháng;
- Thời gian công bố đơn: trong 2 tháng, kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ;
- Thời gian thẩm định nội dung: không quá 9 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Lưu ý:
Trên thực tế, thời gian để Cục SHTT hoàn thành việc thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu sẽ kéo dài từ 16 - 18 tháng hoặc có thể lâu hơn, vì số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu luôn bị quá tải.
10. Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo nước ngoài |
a) Hồ sơ đăng ký hải quan để xuất khẩu gạo ra nước ngoài
- Tờ khai hải quan đối với gạo xuất khẩu (2 bản chính);
- Hợp đồng mua bán gạo được xác lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị tương đương (1 bản chụp);
- Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (1 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu);
- Sổ và phiếu theo dõi gạo xuất khẩu (2 quyển).
b) Nộp hồ sơ
Chi cục Hải quan sẽ tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu và xác nhận thông quan.
c) Trình tự thủ tục
Bước 1: Khai báo thông tin hải quan
Thực hiện khai báo, nộp tờ khai xuất khẩu và hồ sơ hải quan thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS - Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia.
Bước 2: Hệ thống thực hiện phân luồng tờ khai hải quan
Chờ kết quả phản hồi về kết quả phân luồng thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS. Cụ thể:
- Luồng 1: Được chấp nhận thông quan hàng hóa theo thông tin tại tờ khai hải quan và chuyển sang bước 3;
- Luồng 2: Chờ kiểm tra giấy tờ liên quan trong hồ sơ hải quan được gửi qua hệ thống:
- Nếu hồ sơ phù hợp, chuyển sang bước 3;
- Nếu hồ sơ không phù hợp hoặc có nghi vấn, cơ quan hải quan sẽ quyết định chuyển tờ khai sang luồng 3 và thực hiện kiểm tra hàng hóa thực tế.
- Luồng 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa, quy trình thực hiện như sau:
- Hệ thống sẽ gửi thông báo, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa do cơ quan hải quan thông báo qua hệ thống;
- Đăng ký địa điểm, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa với cơ quan hải quan.
Bước 3: Nộp thuế và phí theo quy định
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa tại Cổng thông tin điện tử hải quan hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và cung cấp cho Chi cục Hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm để được thông quan.
d) Thời gian xử lý hồ sơ
- Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Ngay sau khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ đăng ký hải quan xuất khẩu gạo đúng quy định;
- Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
- Chậm nhất là 8 giờ làm việc đối với lô gạo xuất khẩu theo hình thức kiểm tra thực tế 1 phần hàng hóa theo xác suất;
- Chậm nhất là 2 ngày làm việc đối với lô gạo xuất khẩu theo hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa. Trường hợp lô gạo xuất khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiể tra có thể gia hạn, nhưng không quá 8 giờ làm việc.
Như vậy, công ty có vốn nước ngoài theo diện vốn góp được xuất khẩu hàng nông sản nhưng phải tùy vào điều kiện kinh doanh xuất khẩu. Nông sản xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu.
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Thủ tục công ty có vốn nước ngoài theo diện vốn góp được xuất khẩu hàng nông sản". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 | Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ. |
👉 | Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ. |
👉 | Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn. |
👉 | Đảm bảo đúng những quy định pháp luật. |
👉 | Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành |
👉 | Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh. |
Các bài viết liên quan:
Người nước ngoài về Việt Nam đầu tư cần làm những thủ tục, hồ sơ gì để đúng pháp luật
Hướng dẫn đăng ký chuyển đổi vốn vay thành vốn góp đối với công ty có vốn nước ngoài
Đăng ký vốn vay thành vốn góp thủ tục bên ngân hàng cần chuẩn bị những gì?
Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty trên giấy chứng nhận đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ gì
Hồ sơ, thủ tục gia hạn vốn góp của công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định mới nhất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Hướng dẫn thủ tục, dịch vụ đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài mới nhất
Thủ tục đề nghị chấp thuận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư