Trà là một thứ đồ uống phổ biến trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Ban đầu, trà chỉ có một loại duy nhất là trà truyền thống. Qua thời gian, nền công nghiệp trà phát triển và có thêm trà túi lọc, trà hòa tan và trà đóng chai. Dù sản xuất, kinh doanh loại trà nào thì doanh nghiệp cũng phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Nếu bạn chưa biết những quy định thì hãy đọc bài viết này để hiểu cơ sở sản xuất trà cần những giấy phép gì.
1. Cơ sở pháp lý |
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định 85/2019/NĐ-CP
2. Điều kiện sản xuất các loại trà xanh |
2.1 Điều kiện về cơ sở vật chất
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Có vị trí, diện tích phù hợp, khoảng cách an toàn với các nguồn độc hại, nguồn lây nhiễm và các yếu tố gây hại khác
- Có đủ nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất lương thực; Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chuẩn bị, đóng gói, bảo quản và vận hành các loại thực phẩm; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa, khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng, động vật gây hại
- Có hệ thống xử lý chất thải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Duy trì điều kiện an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến trúc, tập quán của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực tế
2.2 Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
- Sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu an toàn, đảm bảo không có chất độc hại, hương vị lạ đưa vào thực phẩm, đảm bảo chất lượng thực phẩm trong quá trình sử dụng.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng và tuân thủ các quy định về bao bì thực phẩm, vật tư, thiết bị bảo hộ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Đăng ký công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu giữ thông tin trên thị trường
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh trà xanh |
a) Hồ sơ bao gồm
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên góp vốn;
- Bản sao CCCD/hộ chiếu người đại diện pháp luật, các thành viên hoặc cổ đông;
- Giấy ủy quyền và bản sao CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ (trường hợp người nộp không phải là người đại diện pháp luật).
b) Nơi nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến (online) tại trang Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
c) Thời hạn làm việc
Trong thời hạn 03 ngày làm việc:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Tài chính sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Tài chính sẽ có thông báo để bổ sung, chỉnh sửa.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm |
a) Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu số 1 Phụ lục I kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế tuyến huyện trở lên cấp.
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
b) Cơ quan cấp:
Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định 3 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hiện nay là Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tùy vào từng hoạt động kinh doanh mà cơ quan cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau.
Cơ quan cấp giấy chứng nhận VSATTP | Lĩnh vực, hoạt động kinh doanh |
Bộ Công thương | Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
|
Bộ Y tế | Cơ sở chế biến và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
c) Thời gian giải quyết: 15-20 ngày làm việc
d) Lệ phí:
- Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000 đồng /lần/cơ sở.
- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất khác được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 2.500.000 đồng/lần/cơ sở.
e) Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã hướng dẫn nêu trên
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.
Lưu ý: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có thời hạn là 03 năm. Vì vậy, sau khi kết thúc thời hạn 03 năm đó doanh nghiệp sẽ phải xin cấp giấy phép ATTP. Tuy nhiên việc xin lại giấy chứng nhận phải được tiến hành trước 06 tháng trước khi kết thúc.
Đương nhiên trong thời gian 06 tháng cuối này thì giấy phép cũ vẫn sẽ có hiệu lực như bình thường. Tuyệt đối doanh nghiệp không được để cơ sở của mình không có giấy chứng nhận.
Nếu trước 06 tháng mà doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành xin cấp lại giấy phép mới thì dù với bất kỳ lý do gì cơ quan có thẩm quyền cũng không chấp nhận
5. Quy trình tự công bố sản phẩm |
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm
- Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn (TCVN) của sản phẩm.
- Kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận;
Thời gian thực hiện kiểm nghiệm từ 05 đến 07 ngày làm việc
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm
- Bản tự công bố sản phẩm theo (Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về An toàn thực phẩm tương ứng với mặt hàng sản xuất;
Bước 3: Trình tự công bố chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp thực hiện công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân. Nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.
Sau khi tự công bố chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
a) Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ
- Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm: 05 ngày làm việc, tính từ ngày gửi mẫu đến trung tâm
- Thời gian nộp công bố sản phẩm tại cơ quan: 05 đến 07 đến ngày làm việc
b) Địa điểm nộp hồ sơ:
- Nộp hồ sơ công bố sản phẩm tại Ban quản lý an toàn thực phẩm; nếu cơ sở có địa điểm kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Nộp hồ sơ công bố sản phẩm tại Sở Y Tế/ Chi cục an toàn thực phẩm; nếu cơ sở có địa điểm kinh doanh ở Huyện/Tỉnh thành khác
6. Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm trà xanh |
6.1 Hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu trà
a) Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký thương hiệu (theo mẫu), bạn có thể tải về tại đây (Tải về Mẫu số 08 – Phụ lục I)
- 05 mẫu thương hiệu sẽ đăng ký độc quyền được in trên Giấy A4, kích thước 8cmx8cm;
- Giấy ủy quyền nếu bạn ủy quyền cho tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp nộp đơn đăng ký;
- Chứng từ đã nộp phí, lệ phí;
- Tài liệu khác có liên quan.
b) Cách nộp hồ sơ
Cách 1: Nộp trực tiếp tại hoặc thông qua đường bưu điện
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Số 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 1, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Cách 2: Nộp trực tuyến:
Bạn nộp đơn trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ bằng link sau: https://dichvucong.ipvietnam.gov.vn/
Lưu ý: Để nộp hồ sơ theo cách này, chúng ta cần có chữ ký số (còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
6.2 Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu cho sản phẩm trà, chè sẽ bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc một trong hai văn phòng đại diện của Cục SHTT ở Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; Thành phần hồ sơ được hướng dẫn chi tiết tại Mục 4 bên dưới.
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm trà, chè, Cục SHTT sẽ thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn;
Bước 3: Sau khi thẩm định hình thức, nếu đơn đăng ký không hợp lệ, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối và ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Trường hợp đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn và tiến hành công bố đơn đăng ký thương hiệu lên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn có Quyết định hợp lệ;
Bước 4: Kết thúc bước 3, Cục SHTT tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu để đánh giá khả năng được bảo hộ của thương hiệu theo các điều kiện bảo hộ mà pháp luật quy định, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung tối đa là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 5: Kết thúc bước 4, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu thương hiệu trà, chè đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bằng và yêu cầu chủ đơn đóng phí, lệ phí cấp bằng để Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ, hoàn tất thủ tục đăng ký. Ngược lại, Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu thương hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ.
7. Dịch vụ cung cấp về thủ tục công bố, Giấy Phép an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm tại HTDNV Group |
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn giấy tờ pháp lý cho doanh nghiệp, dịch vụ về giấy phép đầu tư trong đó có thủ tục gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư được HTDNV Group hỗ trợ thủ tục một cách nhanh chóng và đơn giản. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi:
✅Đại diện cho doanh nghiệp tiến hành các thủ tục gia hạn tại cơ quan đăng ký đầu tư;
✅ Tư vấn và soạn thảo hồ sơ thay đổi phù hợp với yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật về đầu tư;
✅ Hoàn thiện hồ sơ cho quý khách hàng;
✅ Giải trình với cơ quan cấp phép đầu tư, nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và trao lại tận tay cho quý khách hàng;
✅ Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;
✅ Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư tại Việt Nam.
Lưu ý: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có thời hạn là 03 năm. Vì vậy, sau khi kết thúc thời hạn 03 năm đó doanh nghiệp sẽ phải xin cấp giấy phép ATTP. Tuy nhiên việc xin lại giấy chứng nhận phải được tiến hành trước 06 tháng trước khi kết thúc.
- Đương nhiên trong thời gian 06 tháng cuối này thì giấy phép cũ vẫn sẽ có hiệu lực như bình thường. Tuyệt đối doanh nghiệp không được để cơ sở của mình không có giấy chứng nhận.
- Nếu trước 06 tháng mà doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành xin cấp lại giấy phép mới thì dù với bất kỳ lý do gì cơ quan có thẩm quyền cũng không chấp nhận
- Tóm lại, cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là Sở Y tế và Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Toàn bộ bài viết về gia hạn vốn góp đầu tư. "HTDNV Group có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi và liên hệ với đội ngũ Hành Trình Doanh Nghiệp Việt của chúng tôi thông qua website: www.htdnv.vn ".
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Công nghệ sản xuất trà xanh có những điều kiện gì?". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 | Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ. |
👉 | Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ. |
👉 | Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn. |
👉 | Đảm bảo đúng những quy định pháp luật. |
👉 | Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành |
👉 | Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh. |
Bài viết liên quan:
- Dịch vụ hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói, giá rẻ 2024
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu? Hồ sơ, thủ tục chi tiết
- Mở tiệm bánh kem nhỏ thì cần xin giấy phép gì? Dịch vụ xin cấp giấy phép trọn gói, giá rẻ
- Mở tiệm bánh mì thì cần loại giấy phép gì? Dịch vụ thủ tục trọn gói, giá rẻ tại TP HCM
- Xin giấy phép kinh doanh cửa hàng bán lẻ LPG thì cần những thủ tục gì? Hướng dẫn chi tiết
- Thủ tục mở hộ kinh doanh gas nhỏ lẻ, dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói uy tín trên cả nước
- Để sản xuất bình gas mini thì cần những loại giấy tờ gì? Dịch vụ thành lập cơ sở sản xuất trọn gói, giá rẻ
- Người nước ngoài về Việt Nam đầu tư cần làm những thủ tục, hồ sơ gì để đúng pháp luật
- Người Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Philipines, Đức, Thái Lan muốn mở công ty kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam cần thủ tục gì?